Phanh ABS được biết đến là một trong những thiết bị quan trọng nhất trong đảm bảo an toàn của các dòng xe du lịch, xe tải trọng lượng lớn và xe khách hiện nay. Vậy, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh ra sao? Công dụng của chúng có gì khác biệt mà được đánh giá như vậy? Cùng Wuling khám phá những điều này trong bài viết được chia sẻ dưới đây!
Tìm hiểu về công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh ABS
Phanh ABS có công dụng gì?
Phanh ABS là tên gọi tắt của Anti – Locking Brake System, đây là tính năng an toàn, có tác dụng hỗ trợ xe tránh hiện tượng bị bó cứng phanh một cách chủ động, thường chỉ được dùng cho các dòng xe du lịch, xe có tải trọng lớn và xe khách.
Ở hệ thống phanh thông thường, khi xe đang chạy ở tốc độ cao và cần phanh gấp, má phanh sẽ ghì chặt đĩa phanh, khiến bánh xe rất dễ gặp tình trạng bó cứng đột ngột, hiện tượng này được gọi là bó phanh ô tô. Việc này sẽ khiến lốp xe bị mất đi độ bám, dẫn đến trượt dài và xảy ra các tình huống nguy hiểm như xe bị mất lái, bị văng xe,…
Phanh ABS giúp bánh xe không bị bo cứng khi cần phanh gấp
Song, với các dòng xe được trang bị hệ thống phanh ABS, má phanh sẽ được điều khiển kẹp/nhả đĩa phanh một cách liên tục. Điều này giúp bánh xe không bị bó cứng khi phanh khẩn cấp, tránh tình trạng văng, trượt xe. Qua đó, hệ thống giúp tài xế kiểm soát hướng lái dễ dàng hơn, giảm thiểu số lượng và mức độ nghiêm trọng của các sự cố khi tham gia giao thông, đồng thời đảm bảo độ ổn định cho thân xe, duy trì độ bền xe tốt hơn.
Cấu tạo của phanh ABS trên xe ô tô tải
Cấu tạo hệ thống phanh ABS trên xe ô tô tải bao gồm:
- Cảm biến tốc độ: Hay còn gọi là roto, được lắp ở bánh sau và bánh trước của xe. Bộ phận cảm biến có cấu tạo gồm lõi từ, cuộn dây và nam châm vĩnh cửu, có vai trò nhận biết tốc độ xe, sau đó truyền tín hiệu cho bộ xử lý ECU.
Cảm biến tốc độ là một phần của hệ thống phanh ABS
- Cảm biến giảm tốc: Có cấu tạo gồm mạch biến đổi tín hiệu, đĩa xẻ rãnh, 2 cặp đèn LED và Transistor. Cảm biến giảm tốc của xe gồm 2 loại: cảm biến đặt ngang và cảm biến đặt dọc. Bộ phận cảm biến giảm tốc có vai trò giúp hệ thống ABS đo được sự giảm tốc của bánh xe, từ đó điều chỉnh mức áp suất dầu phanh sao cho phù hợp.
- Bộ chấp hành phanh ABS: Cấu tạo bộ chấp hành phanh ABS bao gồm: bơm dầu, motor điện, bình tích áp và van điện tử. Nhiệm vụ của bộ chấp hành thuỷ lực ABS chính là cung cấp đến những xylanh bánh xe mức áp suất dầu tối ưu nhất, chống lại tình trạng bó cứng phanh theo lệnh từ bộ điều khiển ABS.
- Bộ điều khiển ABS: Bộ điều khiển ABS là nơi tiếp nhận thông tin về tốc độ các bánh xe, đóng vai trò là trung tâm điều khiển hệ thống phanh. Qua đó thực hiện các tính toán và ra lệnh đến các bộ phận chấp hành phanh thủy lực, giúp cung cấp áp suất dầu phù hợp, chống trình trạng bó cứng phanh.
Nguyên lý hoạt động phanh ABS
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên xe ô tô hoạt động dựa vào khả năng cảm biến tốc độ của các bánh xe, thông tin cảm biến sẽ được gửi về ECU (Electronic Control Unit – Bộ xử lý & Điều khiển Điện tử).
Nguyên lý hoạt động phanh ABS
Khi bộ cảm biến tốc độ nhận thấy một hay nhiều bánh xe có tốc độ quay chậm hơn mức quy định, chúng sẽ truyền thông tin đến ECU. Lúc này, thông qua bơm và van thủy lực, hệ thống phanh sẽ tự động giảm áp suất tác động lên đĩa để bánh xe không bị bó cứng.
Cụ thể, hệ thống phanh ABS sẽ tạo tác động kẹp/nhả má phanh trên đĩa phanh ở tần suất 15 lần/giây thay vì tác động một lực mạnh cố định trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng bánh xe bị chết.
Tiếp theo, dựa trên các thông số cảm biến vận tốc và các thao tác của người lái, bộ điều khiển ABS sẽ đưa ra mức áp lực phanh tối ưu nhất cho bánh xe, giúp đảm bảo sự ổn định của thân xe cũng như kiểm soát quỹ đạo xe.
Mặt khác, nếu trong quá trình xe đang di chuyển, một hoặc nhiều bánh xe có tốc độ quay quá nhanh, bộ cảm biến giảm tốc sẽ nhận thấy và truyền tín hiệu, hệ thống phanh theo đó sẽ tự động tác dụng lực trở lại để có thể đảm bảo quá trình hãm phanh.
Dòng xe tải nhỏ tiên phong lắp hệ thống phanh ABS
Mang đến làn gió mới cho thị trường xe van và tải nhẹ của Việt Nam, ba mẫu xe mới vừa ra mắt của Wuling gồm Wuling Sunshine 1.2, Wuling Brilliance 1.5 và Wuling Brilliance Van chính là dòng xe tải nhỏ đầu tiên được trang bị hệ thống thắng ABS. Đây chính là điểm giúp chúng trở nên đặc biệt hơn so với các đối thủ cùng phân khúc.
Ba mẫu xe mới của Wuling là dòng xe tải nhỏ tiên phong lắp đặt hệ thống phanh ABS
Bên cạnh đó, nhờ được trang bị kết hợp động cơ công nghệ GM đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 5 cùng hệ thống treo chắc chắn và các thiết kế đặc biệt cho việc vận chuyển hàng hóa, ba mẫu xe này chính là người bạn đồng hành vô cùng đáng tin, giúp khách hàng chinh phục mọi hành trình một cách dễ dàng. Những lợi ích nổi bật của dòng xe này là:
- Đảm bảo sự thuận tiện, độ an toàn cao cho người lái cũng như duy trì độ bền tối ưu cho xe.
- Cung cấp khả năng hoạt động bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu đáng kể, đặc biệt là luôn thân thiện với môi trường.
- Đáp ứng tốt các nhu cầu vận chuyển hàng hóa với số lượng nhiều, tải trọng lớn.
- Vận hành êm ái, đáp ứng mọi điều kiện đường xá trong thành phố.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, có thể thấy hệ thống phanh ABS trên xe ô tô tải có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần đảm bảo sự an toàn tối đa cho người lái khi di chuyển. Việc lựa chọn được một chiếc xe tải nhỏ phù hợp, được trang bị đầy đủ các động cơ thông minh, công năng sử dụng cao sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh đáng kể cũng như mang lại trải nghiệm tuyệt vời trong mỗi cuộc hành trình.