Chiến lược phát triển của ngành ô tô Việt Nam
Tổng quan ngành ô tô Việt Nam
Ở thời điểm hiện tại, thị trường ô tô Việt Nam đã có sự tham gia tích cực và rộng rãi của các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Bên cạnh các công ty trong nước thì những công ty có vốn 100% nước ngoài như TC Motor Việt Nam (với các dòng sản phẩm xe tải Wuling và xe khách King Long) cũng đang có nhiều đóng góp mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này.
Tổng năng lực sản xuất và lắp ráp ô tô tại nước ta hiện đang đạt khoảng 460.000 xe/năm, hầu hết trong số đó là xe con (khoảng 200.000 xe/năm), xe tải và xe khách (khoảng 215.000 xe/năm).
Tuy nhiên, một số chỉ số của ngành hiện vẫn còn ở mức thấp. Cụ thể, mục tiêu tỷ lệ nội địa hoá bình quân của ngành vào năm 2010 là 60%, nhưng thực tế chỉ đạt dưới 10%. Đến nay, tỷ lệ này cũng mới chỉ đạt khoảng hơn 20%. Con số này là tương đối thấp nếu so sánh với các quốc gia cùng khu vực như Thái Lan hay Indonesia (40%).
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô, dù đã được hình thành, nhưng hiện mới chỉ sản xuất được một số ít các loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như ghế ngồi, gương, kính, săm lốp, ắc quy,… Chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào dây chuyền sản xuất vỏ xe.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện chưa tạo được sự hợp tác và liên kết chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, lắp ráp ô tô và phụ tùng linh kiện, cũng như chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.
Chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn 2035
Trước thực trạng đó, định hướng tới 2025 và tầm nhìn tới 2035, ngành công nghiệp ô tô sẽ có những bước phát triển đặc biệt và trở thành ngành quan trọng đối với kinh tế của cả nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia.
Cụ thể, ngành ô tô Việt Nam sẽ tập trung mạnh vào:
- Doanh nghiệp quy mô lớn (có khả năng dẫn dắt thị trường): Đây là nhóm doanh nghiệp tập trung và thu hút các chính sách ưu đãi. Các dự án sản xuất các dòng xe ưu tiên có quy mô công suất trên 50.000 xe/năm và dự án sản xuất các bộ phận động cơ, hội số, cụm truyền động sẽ có được nhiều hỗ trợ.
- Với ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi: Tầm nhìn tới 2035 là tập trung vào phát triển các sản phẩm xe con phù hợp với người Việt Nam cũng như với xu hướng phát triển của thị trường thế giới (xe thân thiện với môi trường như eco car, hybrid…). Các tiêu chí hướng đến bao gồm: xe cá nhân, kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng, thân thiện với môi trường, giá cả phù hợp với người dùng Việt Nam.
- Với xe tải và xe khách: Tập trung phát triển các sản phẩm mà thị trường trong nước đang có lợi thế, cũng như hỗ trợ sản xuất các sản phẩm khác bao gồm: sản phẩm phục vụ nông nghiệp, nông thôn, các loại xe chuyên dùng (xe tải nhỏ đa dụng, xe khách tầm ngắn và tầm trung, xe chở bê tông, xe đặc chủng an ninh quốc phòng, xe nông dụng đa chức năng.
- Về công nghiệp hỗ trợ: Định hướng tới 2025 là tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp lớn ở nước ngoài trong vấn đề sản xuất phụ tùng, linh kiện, từ đó hình thành nền công nghiệp hỗ trợ, cung cấp một số phụ tùng để sản xuất ô tô trong nước. Đặc biệt, cần tập trung sản xuất các bộ phận quan trọng có hàm lượng công nghệ cao để phục vụ được nhu cầu hiện tại ở trong nước, đủ khả năng thay thế hàng nhập khẩu và xa hơn là có khả năng bán ra thị trường nước ngoài.
- Cụ thể, tỷ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước đối với ô tô đến năm 2025: xe có từ 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 40-45%, xe từ 10 chỗ trở lên đạt 50%-60%, xe tải đạt từ 45%-55%, xe chuyên dụng đạt 40-45%, đến năm 2035, con số này tăng lên tương ứng 55-60% với xe đến 9 chỗ, 75%-80% với xe từ 10 chỗ trở lên, 70-75% với xe tải, 60-70% đối với xe chuyên dụng.
Quý độc giả có thể theo dõi và cập nhật thêm các thông tin liên quan đến thị trường xe tải và ngành ô tô Việt Nam tại wuling.com.vn